Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ

Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch là ngày lễ Vu Lan lại đến, ngày Vu Lan báo hiếu cha mẹ năm nay sẽ rơi vào 15/08/2019. Vào ngày này các chùa Việt Nam thường thiết lễ rất trang trọng với lượng đông đảo người tham dự để cầu nguyện cho Cha Mẹ được an lạc, cùng được nghe các bài giảng về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành.

1. Nguồn gốc lễ Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ

Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật Giáo Đại Thừa "Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn", do ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn, tức khoảng năm 750-801 sau Công Nguyên và được truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam.

Lễ Vu Lan là ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Ảnh: bodepphatquat.com

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm.

Mục Liên tìm đến Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

2. Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu Cha Mẹ

Trong tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, ngày lễ Vu lan chính là dịp để nhắc nhở con cháu nhớ đến công ơn dưỡng dục sinh thành của Cha Mẹ, Ông Bà, Tổ Tiên cũng như những đóng góp to lớn của anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

Ngày lễ Vu van mở ra mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu chính là sự biểu hiện phẩm hạnh đạo đứa của mỗi con người. Sự hiếu thảo của con cái đối với Cha Mẹ không chỉ được thể hiện trong sự cung cấp về vật chất mà còn trong lĩnh vực tinh thần. Cha Mẹ cần tình cảm và sự chăm sóc của con cái.

Cầu nguyện cho cha mẹ muôn đời bình yên trong ngày Vu lan. Ảnh: conggiaovietnam.vn

Vì thế, bên cạnh việc chăm sóc cho Cha Mẹ, cũng cần làm những việc khiến họ thật sự vui vẻ, an hưởng tuổi già. Mỗi người cần phải có những hành động thiết thực và tích cực hơn để giữ nguyên vẹn ý nghĩa của ngày lễ Vu lan, góp phần phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

3. Ý nghĩa nghi thức Bông hồng cài áo

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu và sự cao quý. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt Nam cứ đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu đỏ lên áo, ấy là biểu tượng của việc còn Mẹ - Cha. Ngược lại, hoa hồng trắng dành cho những ai đã mất Mẹ. 

Việc nhớ về bậc sinh thành và cài hoa hồng cao quý lên ngực áo là sự kính trọng đối với bậc sinh thành. Ảnh: langmai.org

Những người đến chùa vào ngày lễ Vu Lan đều dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, để nhắc nhớ về công ơn của Cha Mẹ. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn Cha Mẹ trên đời và bông hồng trắng cho những người kém may mắn khi không còn Cha Mẹ trên đời.

Nhân ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, Calla’s Flower xin gửi lời chúc đến các bậc sinh thành luôn được mạnh khỏe và hạnh phúc bên gia đình thân yêu. Hãy để người con hiếu thảo luôn được nhìn thấy nụ cười và tình yêu thương của Cha Mẹ suốt cuộc đời. 

Tổng hợp

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0928669988
Hotline
0909900649